Đóng

Hỏi đáp

3 Tháng Mười Một, 2023

Lập di chúc và những điều cần biết

Lập di chúc và những điều cần biết

Nhiều bậc cha mẹ gặp vấn đề trăn trở trước khi lập di chúc nhưng để những mong muốn đó trở thành hiện thực thì điều quan trọng nhất là phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Trên thực tế cho thấy vì quá lo lắng mà người lập di chúc thường mắc phải các sai lầm phổ biến sau:

  1. Cho hưởng di sản nhưng không cho bán khi lập di chúc:

Điều 382 Bộ Luật dân sự 2015 quy định: “Khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc nghĩa vụ được thực hiện chỉ dành cho cá nhân hoặc pháp nhân là bên có quyền mà cá nhân chết hoặc pháp nhân chấm dứt tồn tại thì nghĩa vụ cũng chấm dứt”. Như vậy dù có yêu cầu người hưởng di sản không được bán nhưng khi người để lại di sản đã chết thì người hưởng di sản cũng không còn nghĩa vụ phải thực hiện yêu cầu đó, nghĩa là vẫn được bán bình thường. Việc đưa ra điều kiện, nghĩa vụ đối với người hưởng di sản là không trái pháp luật, tuy nhiên mong muốn đó có thực hiện được hay không thì phải căn cứ theo pháp luật.

  1. Cho ai thì chỉ người đó được hưởng di sản:

Ông X, bà Y là vợ chồng, bà Y có tài sản riêng là 1 ngôi nhà ở phố Lý Nam Đế. Ông X, bà Y có 3 người con chung là A, B, C. Trước khi chết, bà Y có để lại di chúc chỉ cho 3 người con A, B, C được thừa kế di sản là ngôi nhà trên vì người chồng X cờ bạc. Nhưng thực tế không đơn giản như vậy, pháp luật vẫn cho người chồng X hưởng một phần trong khối di sản đó, bất luận nội dung di chúc là gì.

Theo khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

– Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

– Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Di chúc

Di chúc

  1. Lập di chúc với nguyện vọng để lại không phải là tài sản:

Theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015, “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Song thực tế, ngoài vấn đề định đoạt về tài sản nêu trên, khi lập di chúc, người lập di chúc còn dặn dò con cháu như hiến xác hay một nhà sư trụ trì muốn để lại di chúc cho đệ tử thay mình tiếp tục trụ trì ngôi chùa mà nhà sư đó đang tu hành. Trong những trường hợp này công chứng viên phải giải thích cho người yêu cầu công chứng nắm được các quy định khi lập di chúc.

  1. Lo lắng sức khỏe yếu, không thể đến văn phòng công chứng để lập di chúc?

Căn cứ Điều 639 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

  1. Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc.
  2. Thủ tục lập di chúc tại chỗ ở được tiến hành như thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 636 của Bộ luật này.

Như vậy, không phải chỉ di chúc tại văn phòng công chứng mà người lặp di chúc có thể lập tại nhà ở của mình hoặc nơi khác đảm bảo cho việc lập này được diễn ra thuận lợi.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về một số tình huống thực tế trong quá trình tư vấn di chúc cho khách hàng của Văn phòng công chứng Trần Hằng. Mọi thắc mắc hoặc cần giải đáp xin liên hệ theo thông tin sau:

——————————————————-

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG TRẦN HẰNG

Địa chỉ: số 9 Vạn Phúc – Ba Đình – Hà Nội

Tel: 024.3747.8888

Hotline: 0933.668.166 hoặc 096.296.0688

Email: info@luatdaiviet.vn

Website: www.vanphongcongchung.net

 Tham khảo:

Dịch vụ công chứng: