Hồ sơ công chứng di chúc cần những giấy tờ gì?
Công chứng di chúc là một thủ tục pháp lý quan trọng, giúp đảm bảo quyền lợi của người thừa kế và tránh những tranh chấp không đáng có sau khi người lập di chúc qua đời. Vậy trong hồ sơ công chứng di chúc cần những giấy tờ gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Văn phòng công chứng Trần Hằng để biết thêm thông tin về công chứng di chúc nhé!
1. Công chứng di chúc là gì?
Công chứng di chúc là thủ tục pháp lý mà tại đó, một tổ chức hành nghề công chứng sẽ chứng nhận tính hợp pháp, tính xác thực về nội dung và hình thức của một bản di chúc. Nói cách khác, khi một bản di chúc được công chứng, nó sẽ có giá trị pháp lý cao nhất, đảm bảo cho việc thực hiện di chúc được diễn ra một cách chính xác và minh bạch sau khi người lập di chúc qua đời.
Hồ sơ công chứng di chúc cần những giấy tờ gì?
2. Có bắt buộc phải công chứng di chúc không?
Căn cứ vào Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc bằng văn bản gồm các hình thức: Không có người làm chứng, có người làm chứng, có công chứng hoặc có chứng thực.
Chính vì vậy, việc công chứng di chúc còn có nhiều hình thức di chúc khác cũng được pháp luật chấp nhận miễn là những di chúc này đáp ứng điều kiện sau đây tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 để hợp pháp:
- Trạng thái tinh thần của người lập di chúc: Minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, cưỡng ép, đe doạ.
- Nội dung của di chúc: Không trái đạo đức xã hội, không vi phạm điều cấm của luật và gồm các nội dung sau đây: Ngày, tháng, năm lập di chúc; họ tên và nơi cư trú của người lập di chúc cũng như người được hưởng di sản; di sản và nơi có di sản…
- Hình thức của di chúc: Có thể là văn bản hoặc di chúc miệng nhưng không được trái quy định của luật.
Đặc biệt, khoản 3 Điều 630 Bộ luật Dân sự khẳng định:
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Như vậy, di chúc chỉ bắt buộc phải công chứng nếu như đó là di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ.
Đối với các trường hợp khác, di chúc không bắt buộc phải công chứng hay chứng thực miễn là đáp ứng đủ các điều kiện về chủ thể, nội dung… đều được coi là hợp pháp. Tuy nhiên, việc công chứng di chúc giúp đảm bảo tính pháp lý của di chúc.
3. Hồ sơ công chứng di chúc cần những giấy tờ gì?
Để công chứng di chúc, hồ sơ công chứng di chúc của người lập di chúc cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:
– Phiếu yêu cầu công chứng trong đó ghi rõ yêu cầu là công chứng văn bản di chúc để lại tài sản cho người khác sau khi bản chết. Kèm theo đó, các nội dung khác trong phiếu yêu cầu là thông tin về họ tên, địa chỉ, danh mục giấy tờ gửi kèm theo.
– Dự thảo di chúc (nếu người lập di chúc đã soạn thảo sẵn di chúc thì có thể xuất trình cho công chứng viên để công chứng viên kiểm tra lại tính chính xác, đúng đắn của di chúc).
– Giấy tờ tuỳ thân của người để lại di chúc: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu còn hạn sử dụng. Giấy tờ mà người này nộp chỉ cần là bản sao.
– Giấy tờ về tài sản: Ví dụ như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe, sổ tiết kiệm… Những giấy tờ này cũng chỉ yêu cầu bản sao.
– Các giấy tờ khác.
Chú ý: Các giấy tờ trên chỉ cần là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có đầy đủ nội dung, chính xác như bản chính và không phải chứng thực. Khi nộp bản sao thì cần phải xuất trình bản chính để đối chiếu, xác thực thông tin.
Xem thêm: Văn phòng công chứng tại phường Quán Thánh
Công chứng di chúc là đảm bảo pháp lý vững chắc cho việc thừa kế tài sản. Một bản di chúc được công chứng sẽ có giá trị pháp lý cao nhất và được pháp luật bảo vệ. Việc công chứng di chúc giúp đảm bảo rằng ý nguyện của người lập di chúc được tôn trọng và thực hiện một cách nghiêm túc. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực công chứng, Văn phòng Công chứng Trần Hằng đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Chúng tôi luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, cam kết mang đến những dịch vụ tốt nhất với chất lượng cao.