Đóng

Tin tức

29 Tháng Hai, 2024

Công chứng hợp đồng Thế chấp

Trong lĩnh vực tài chính và bất động sản, việc công chứng hợp đồng thế chấp đóng vai trò quan trọng để bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia giao dịch. Nhưng bạn đã biết đủ về quy trình và ý nghĩa của việc này chưa? Trong bài viết dưới đây, Văn Phòng Công Chứng Trần Hằng sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về chủ đề này.

Công chứng hợp đồng Thế chấp

Công chứng hợp đồng Thế chấp

Hợp đồng thế chấp có bắt buộc phải công chứng không?

Theo quy định của Nghị định 102/2017/NĐ-CP về việc đăng ký biện pháp bảo đảm, yêu cầu chỉ là việc phải công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản, bao gồm nhà ở, đất ở, và tài sản liên quan tới đất, như quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014 và Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, cùng với Điều 54 của Luật Công chứng năm 2014.

Như vậy, đối với hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, việc công chứng hoặc chứng thực là bắt buộc, trừ khi có quy định khác của pháp luật chuyên ngành.

Chuẩn bị giấy tờ công chứng 

Trong trường hợp bên thế chấp/cầm cố/bảo lãnh là hai vợ chồng:

1. Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

2. Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (cả vợ và chồng).

3. Sổ Hộ khẩu (cả vợ và chồng).

4. Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân (Đăng ký kết hôn).

Trong trường hợp bên thế chấp/cầm cố/bảo lãnh là một người:

1. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (Nếu do ly hôn thì kèm theo bản án hoặc quyết định thuận tình ly hôn của tòa án) , Nếu do một bên vợ hoặc chồng chết thì kèm theo giấy chứng tử .

2. Trường hợp có các giấy tờ chứng minh tài sản riêng do được tặng cho riêng, do được thừa kế riêng hoặc có thỏa thuận hay bản án phân chia tài sản (Hợp đồng tặng cho, văn bản khai nhận thừa kế, thỏa thuận phân chia, bản án phân chia tài sản) Thì không cần giấy xác nhận hôn nhân.

3. Hợp đồng ủy quyền bán (Nếu có).

Trong trường hợp một hoặc các bên là pháp nhân:

1. Giấy tờ sở hữu tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.

2. Quyết định thành lập pháp nhân/ Đăng ký kinh doanh.

3. Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân) hoặc giấy tờ uỷ quyền đại diện của pháp nhân nếu ủy quyền.

4. Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu (nếu là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài) hoặc giấy tờ hợp lệ của người đại diện pháp nhân.

5.  Đối với ngân hàng thì người đại diện theo pháp luật của ngân hàng phải có đăng ký chữ ký tại công chứng.

Thủ tục công chứng hợp đồng Thế chấp

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

– Người yêu cầu công chứng tập hợp đủ các giấy tờ theo hướng dẫn rồi nộp tại Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ ( Bản photo và bản gốc để đối chiếu)

– Hồ sơ photo có thể nộp trực tiếp, Gửi Fax, Email hoặc có thể yêu cầu nhận hồ sơ, tư vấn tại nhà ( có thù lao ).

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra hồ sơ đã nhận và các điều kiện công chứng, nếu thấy đủ điều kiện thì sẽ nhận hồ sơ, nếu thiếu sẽ yêu cầu bổ sung hoặc từ chối tiếp nhận nếu không đủ điều kiện công chứng theo Luật định.

Bước 3: Soạn thảo hợp đồng

Ngay sau khi đã nhận đủ hồ sơ, bộ phận nghiệp vụ sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng giao dịch ( Trong thời gian khoảng 30 – 45 phút ). Hợp đồng, giao dịch sau khi soạn thảo sẽ được chuyển sang Công chứng viên thẩm định nội dung, thẩm định kỹ thuật để rà soát lại, và chuyển cho các bên đọc lại.

Bước 4: Xác nhận và đóng dấu

Các bên sau khi đã đọc lại, nếu không có yêu cầu chỉnh sửa gì sẽ ký/điểm chỉ vào từng trang của hợp đồng ( theo hướng dẫn ). Công chứng viên sẽ ký sau đó để chuyển sang bộ phận đóng dấu, lưu hồ sơ và trả hồ sơ.

Bước 5: Đóng phí hoàn tất 

Người yêu cầu công chứng hoặc một trong các bên nộp lệ phí, thù lao công chứng, nhận các bản hợp đồng, giao dịch đã được công chứng tại quầy thu ngân, trả hồ sơ.

XEM THÊM

Có được ủy quyền công chứng di chúc cho người khác thực hiện?

Văn bản từ chối di sản thừa kế có phải công chứng?

Việc công chứng hợp đồng Thế chấp, Cầm cố, Bảo lãnh không chỉ đảm bảo tính pháp lý mà còn tăng cường sự tin cậy và minh bạch trong các giao dịch tài chính. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn về quy trình trong thị trường tài chính hiện nay.