Chức năng nhiệm vụ của phòng công chứng là gì?
Văn Phòng Công Chứng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và chứng nhận các văn bản pháp lý, giúp đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong các giao dịch pháp lý. Sau đây là một số chức năng và nhiệm vụ quan trọng của phòng công chứng.
![Chức năng nhiệm vụ của phòng công chứng là gì?](http://vanphongcongchung.net/wp-content/uploads/2023/12/chuc-nang-nhiem-vu-cua-phong-cong-chung-la-gi.jpg)
Chức năng nhiệm vụ của phòng công chứng là gì?
Chức năng của văn phòng công chứng
Văn Phòng Công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Phòng Công chứng có các chức năng sau:
- Cung cấp các dịch vụ công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật do các công chứng viên chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng;
- Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
- Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch.
Nhiệm vụ của văn phòng công chứng
- Xây dựng, trình Giám đốc Sở Tư pháp phê duyệt kế hoạch hoạt động hằng năm và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt.
- Cung cấp dịch vụ công chứng theo quy định của Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Thực hiện hoạt động chứng thực theo quy định hiện hành của pháp luật.
- Thu phí công chứng, phí chứng thực, thù lao công chứng, chi phí khác.
- Cung cấp dịch vụ công chứng, chứng thực ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.
- Được khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Luật Công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Quản lý công chứng viên hành nghề tại đơn vị trong việc tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của đơn vị theo quy định của pháp luật; tạo điều kiện cho công chứng viên trong đơn vị tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.
- Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
- Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước; niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, chứng thực, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng, phí công chứng, phí chứng thực, thù lao công chứng và chi phí khác tại trụ sở của đơn vị.
- Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự hành nghề công chứng trong quá trình tập sự tại tổ chức mình.
- Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã công chứng.
- Lập sổ công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng.
- Chia sẻ thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin khác về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch do công chứng viên của tổ chức mình thực hiện công chứng để đưa vào cơ sở dữ liệu công chứng theo quy định của pháp luật.
- Ký hợp đồng làm việc với công chứng viên, viên chức; ký hợp đồng lao động với người lao động (nếu có) theo quy định. Trực tiếp quản lý, sử dụng và đánh giá viên chức, người lao động của Phòng Công chứng theo phân cấp và quy định hiện hành.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ do Lãnh đạo Sở Tư pháp phân công.
Nguyên tắc thành lập tổ chức hành nghề công chứng
Căn cứ theo Điều 18 Luật Công chứng 2014, nguyên tắc thành lập tổ chức hành nghề công chứng như sau:
- Việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng phải tuân theo quy định Luật Công chứng 2014.
- Phòng công chứng chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng.
- Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.
XEM THÊM
Phòng công chứng không chỉ cung cấp các dịch vụ chứng thực mà còn là nguồn tư vấn pháp lý đáng tin cậy cho cộng đồng. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tính minh bạch và tính chính xác của các văn bản pháp lý. Liên hệ ngay với Văn Phòng Công Chứng Trần Hằng theo Hotline: 0933.668.166 để được giải đáp thắc mắc hoặc cần hỗ trợ tư vấn pháp luật. Cảm ơn bạn đã theo dõi!