Bản sao y công chứng những điều bạn cần biết?
Bản sao y công chứng không chỉ đơn giản là một bản sao của tài liệu gốc, mà nó còn mang tính pháp lý cao do đã được xác nhận tính hợp lệ và chính xác bởi cơ quan có thẩm quyền. Hãy cùng khám phá chi tiết về bản sao y công chứng và tầm quan trọng của nó trong các hoạt động hằng ngày và trong các vấn đề quan trọng hơn.
Sao y công chứng là gì?
Tại khoản 10 Điều 3 Nghị định 30/2020/NĐ-CP có quy định bản sao y như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
..10. Bản sao y là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của bản gốc hoặc bản chính văn bản, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định.
Như vậy qua Nghị định trên ta có thể hiểu sao y chính là việc cơ quan và các tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để có thể chứng thực bản sao là đầy đủ, chính xác nội dung của bản gốc hoặc bản chính văn bản. Ví dụ như việc sao y căn cước công dân, sổ hộ khẩu, chứng minh dân nhân,…. Vì vậy nên bản sao y là một bản sao có chứng thực.
Sao y công chứng ở đâu?
Để thực hiện sao y công chứng trực tiếp hay chính là chứng thực bản sao so với bản chính, người có nhu cầu sao y công chứng cần phải đến một trong những địa điểm được nêu tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP dưới đây để thực hiện, cụ thể:
– Phòng Tư pháp cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh): Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do các cơ quan dưới đây cấp hoặc chứng nhận: Của Việt Nam, của nước ngoài hoặc của Việt Nam liên kết với nước ngoài.
– Ủy ban nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn): Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp hoặc chứng nhận.
– Cơ quan đại diện (Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài): Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do các cơ quan dưới đây cấp hoặc chứng nhận: Của Việt Nam, của nước ngoài hoặc của Việt Nam liên kết với nước ngoài.
– Tổ chức hành nghề công chứng (văn phòng công chứng, phòng công chứng): Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do các cơ quan dưới đây cấp hoặc chứng nhận: Của Việt Nam, của nước ngoài hoặc của Việt Nam liên kết với nước ngoài.
Lưu ý: Người có nhu cầu sao y công chứng có thể chọn một trong những địa điểm nêu trên để thực hiện chứng thực bản sao so với bản chính, địa điểm thuận tiện nhất cho mình.
Cần chuẩn bị hồ sơ gì để sao y công chứng?
Giấy tờ chuẩn bị để sao y công chứng là bản chính giấy tờ, hồ sơ hợp pháp. Trong đó, Điều 22 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định các loại giấy tờ bản chính không dùng để chứng thực gồm:
– Bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm/bớt nội dung; bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.
– Có đóng dấu mật hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.
– Có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; nội dung kích động hoặc tuyên truyền chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức và vi phạm quyền công dân.
– Bản chính do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp/công chứng/chứng nhận mà chưa được hợp pháp hóa lãnh sự.
– Do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Ngoài ra, nếu như cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực không có điều kiện thuận lợi để photo công chứng thì người yêu cầu còn có thể phải chuẩn bị trước bản photo.
Xem thêm: Thủ tục hồ sơ để công chứng hợp đồng vay tiền
Trên đây là những điều bạn cần biết về bản sao y công chứng mà Văn phòng công chứng Trần Hằng đã đề cập, hy vọng bạn sẽ có thêm những thông tin về vấn đề đó. Nếu bạn có thắc mắc liên quan đến vấn đề công chứng giấy tờ chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 096.296.0688.