Lệ phí công chứng khai nhận di sản thừa kế hết bao nhiêu?
Khi có người thân qua đời, việc thừa kế tài sản là một vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, để hoàn tất thủ tục thừa kế, chúng ta cần thực hiện công chứng khai nhận di sản. Một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm là lệ phí công chứng cho thủ tục này. Bài viết này Văn phòng công chứng Trần Hằng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mức phí công chứng khai nhận di sản thừa kế.
1. Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế gồm những giấy tờ gì?
Theo quy định tại Điều 57 và Điều 63 Luật Công chứng 2014 thì khi tiến hành khai nhận di sản thừa kế cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của bố bạn để lại;
- Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế (bản sao);
- CMND/ hộ chiếu, hộ khẩu của những người sau: cha, mẹ bạn và của bạn (bản sao);
- Giấy chứng tử của nguời để lại di sản thừa kế (bản sao);
- Di chúc (bản sao): Di chúc hợp pháp; biên bản mở di chúc có người chứng kiến và xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất;
Lệ phí công chứng khai nhận di sản thừa kế hết bao nhiêu?
Lưu ý:
– Trường hợp người thừa kế là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế;
– Trường hợp có nhiều người cùng hưởng di sản thừa kế nhưng từ chối hưởng thì phải có văn bản từ chối hưởng quyền thừa kế.
2. Lệ phí công chứng khai nhận di sản thừa kế
Tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC mức thu phí, lệ phí được quy định như sau:
– Mức thu lệ phí công chứng quy định tại Thông tư này được áp dụng thống nhất đối với Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng. Trường hợp đơn vị thu phí là Văn phòng công chứng thì mức thu phí quy định tại Thông tư này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
– Mức thu lệ phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch. Mức thu phí đối với việc công chứng các hợp đồng, giao dịch sau đây được tính như sau:
- Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia, tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Tính trên giá trị quyền sử dụng đất.
- Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng trên đất: Tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất.
- Công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản khác, góp vốn bằng tài sản khác: Tính trên giá trị tài sản.
- Công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản: Tính trên giá trị di sản.
Xem thêm: Di chúc không công chứng thì có giá trị pháp lý không?
Như vậy, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về lệ phí công chứng khai nhận di sản thừa kế. Mặc dù mức phí có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, nhưng việc nắm rõ các quy định sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho thủ tục này. Nếu bạn đang gặp phải những khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục khai nhận di sản, hãy liên hệ với Văn phòng công chứng Trần Hằng để được hỗ trợ.