Đóng

Tin tức

19 Tháng Mười Hai, 2023

Quy trình chứng thực chữ ký tại phòng công chứng

Chữ ký là một phần quan trọng trong việc chứng minh tính hợp pháp của các văn bản và giao dịch. Để đảm bảo tính chính xác và an toàn của thông tin, quy trình chứng thực chữ ký tại phòng công chứng đóng vai trò quan trọng. Cùng Văn Phòng Công Chứng Trần Hằng tìm hiểu chi tiết về quy trình này!

Quy trình chứng thực chữ ký tại phòng công chứng

Quy trình chứng thực chữ ký tại phòng công chứng

Quy trình chứng thực chữ ký tại phòng công chứng 

Quy trình được tiến hành theo 3 bước dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết

  • Giấy tờ nhân thân của người yêu cầu: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
  • Văn bản, giấy tờ mà người yêu cầu chứng thực chữ ký sẽ thực hiện ký tên và nhận được sự chứng thực đến từ cơ quan có thẩm quyền. Nội dung trong giấy tờ, văn bản chứng thực chữ ký, người yêu cầu phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Riêng văn bản, giấy tờ được sử dụng để yêu cầu chứng thực chữ ký nếu người thực hiện chứng thực không hiểu rõ nội dung (văn bản bằng tiếng nước ngoài…) thì người này có quyền yêu cầu nộp kèm bản dịch ra tiếng Việt của giấy tờ, văn bản đó.

Bước 2: Kiểm tra giấy tờ người yêu cầu chứng thực

Người thực hiện chứng thực tiến hành kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, trong trường hợp giấy tờ đầy đủ theo quy định đồng thời người yêu cầu chứng thực phải đảm bảo điều kiện chứng thực theo quy định.

Bước 3: Thực hiện chứng thực

Sau khi mọi giấy tờ, thủ tục đã được kiểm tra kỹ càng thì người thực hiện chứng thực sẽ cho cá nhân yêu cầu chứng thực ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định. Đồng thời cơ quan thực hiện chứng thực cũng thực hiện bước ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức và ghi vào sổ chứng thực.

Với trường hợp giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, đóng dấu giáp lai.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện chứng thực chữ ký 

Trường hợp không được chứng thực chữ ký:

  • Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
  • Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.
  • Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.
  • Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch; trừ Giấy ủy quyền trong các trường hợp Giấy ủy quyền:
    • (1) ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền;
    • (2) ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp;
    • (3) ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa;
    • (4) ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội; hoặc trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

XEM THÊM

Quy trình thực hiện chứng thực bản sao điện tử

Chức năng nhiệm vụ của phòng công chứng là gì?

Quy trình chứng thực chữ ký tại phòng công chứng đảm bảo tính minh bạch, an toàn và hợp pháp của các giao dịch và văn bản quan trọng. Liên hệ ngay với Văn Phòng Công Chứng Trần Hằng theo Hotline: 0933.668.166 để được giải đáp thắc mắc hoặc cần hỗ trợ tư vấn pháp luật. Cảm ơn bạn đã theo dõi!